Cận Thị Và Phương Pháp Điều Trị

Home / Bệnh lý / Cận Thị Và Phương Pháp Điều Trị

Cận Thị Và Phương Pháp Điều Trị

Cận thị là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thị lực ở những người dưới 40 tuổi. Trong những năm gần đây, tật cận thị có tỉ lệ lưu hành ở mức báo động. Nghiên cứu cho thấy 25% dân số toàn cầu bị cận thị vào năm 2000 và con số này được dự đoán sẽ lên đến một nửa dân số thế giới bị cận thị vào năm 2050.

Biểu Hiện Của Bệnh Cận Thị

Người bị cận thị sẽ không thể nhìn rõ những vật ở xa, khó đọc các biển báo chỉ dẫn nhưng có thể nhìn rõ những thao tác gần mắt như đọc và xem máy vi tính.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của cận thị bao gồm nheo mắt, mỏi mắt và đau đầu. Cảm thấy mệt mỏi khi lái xe hoặc chơi thể thao cũng có thể là một triệu chứng của cận thị không được điều trị.

Nếu bạn gặp những dấu hiệu hoặc triệu chứng này khi đeo kính gọng hoặc kính áp tròng, thì bạn nên đi khám mắt lại và đo kính mới.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Cận Thị

Cận thị xảy ra khi các tia sáng đi vào mắt không hội tụ ngay tại võng mạc mà lại nằm phía trước võng mạc. Nguyên nhân do nhãn cầu quá dài hoặc do giác mạc hay thủy tinh thể quá cong so với chiều dài nhãn cầu, có khi là do kết hợp các nguyên nhân trên
Cận thị thường bắt đầu từ thời thơ ấu, nguy cơ bị cận thị sẽ cao hơn nếu bố mẹ bạn cũng bị cận thị. Trong hầu hết các trường hợp, cận thị ổn định ở những năm đầu cuả tuổi trưởng thành nhưng đôi khi nó vẫn tiếp tục tiến triển theo thời gian.

Điều Trị Cận Thị Thế Nào?

Cận thị có thể được điều chỉnh bằng kính gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ. Tùy thuộc vào mức độ cận thị, bạn có thể cần phải đeo kính gọng hoặc kính áp tròng cả ngày hoặc chỉ khi cần nhìn rõ vật ở xa như khi lái xe, nhìn lên bảng hoặc xem phim.

Để chọn tròng kính cận thị tốt thì nên chọn loại tròng có chiết suất cao sẽ giúp tròng kính mỏng nhẹ hơn, và có phủ lớp chống lóa. Nếu có thể, nên chọn kính quang học tự đổi màu sẫm khi ra trời nắng, vừa bảo vệ mắt khỏi tia UV, vừa tiết kiệm tiền mua kính mát.

Khi đeo kính cận, con số đầu tiên (“sphere”) trên toa kính sẽ đứng sau dấu (-), số càng cao nghĩa là bạn cận càng nặng
Phẫu thuật khúc xạ có thể giúp làm giảm hoặc thậm chí là giúp bạn không cần đeo kính. Thủ thuật phổ biến nhất là phẫu thuật thực hiện với Laser Excimer.

Trong phẫu thuật PRK (Photo Refractive Keratectomy), laser sẽ loại bỏ một lớp mô giác mạc, làm phẳng giác mạc và cho phép các tia sáng tập trung ngay tại võng mạc.

Trong phẫu thuật LASIK (Laser Insitu Kenatomileusis) – phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến nhất – một vạt mỏng được tạo ra trên bề mặt giác mạc, tia laser sẽ loại bỏ một số mô giác mạc, và sau đó vạt được đưa trở lại vị trí ban đầu.

Ngoài ra, Orthokeratology (Ortho-K) là một phương pháp không phẫu thuật, ban đêm bạn mang một kính áp tròng cứng (RGP hoặc GP) để giúp điều chỉnh hình dáng giác mạc trong khi ngủ. Đến sáng khi tháo kính áp tròng ra thì giác mạc tạm thời giữ lại hình dạng mới, do đó bạn có thể nhìn rõ cả ngày mà không cần đeo kính có gọng hay kính áp tròng cận thị.

Orthokeratologyphương pháp dùng kính áp tròng có liên quan đến GP được được gọi là liệu pháp điều trị khúc xạ giác mạc (CRT) đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chữa trị tạm thời cận thị ở mức độ nhẹ đến trung bình. Hai phương pháp trên có thể thay thế tốt cho phẫu thuật nếu bệnh nhân còn quá nhỏ để mổ LASIK hoặc không được phép phẫu thuật vì một lý do nào khác.

Phẫu thuật đặt kính nội nhãn trên mắt còn thủy tinh thể (được gọi là Phakic IOL) là một lựa chọn phẫu thuật khác giúp điều chỉnh độ cận thị, nhất là với những người cận nặng hoặc có giác mạc mỏng hơn bình thường vì những đối tượng này có thể tăng nguy cơ biến chứng khi phẫu thuật LASIK hoặc các phẫu thuật laser điều chỉnh khác.

Phakic IOL hoạt động tương tự như kính áp tròng, ngoại trừ được đặt bên trong mắt và tồn tại vĩnh viễn. Khác với phẫu thuật đục thủy tinh thể thì phẫu thuật Phakic IOL không lấy đi thủy tinh thể tự nhiên và Phakic IOL cũng không thay thế thủy tinh thể.

Kiểm Soát Tật Cận Thị Như Thế Nào?

Ngày càng nhiều người bị cận thị đã thúc đẩy nhu cầu tìm ra phương pháp kiểm soát diễn tiến của cận thị ở trẻ
Một số phương pháp khác nhau đã được thử nghiệm – bao gồm lắp cho trẻ kính hai tròng, kính da tròng lũy tiếnkính áp tròng thấm khí. Tất cả những điều này đã mang lại kết quả kết hợp.

Các thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy thuốc nhỏ mắt atropine liều thấp có thể làm chậm tiến triển cận thị ở trẻ em trong độ tuổi đi học, với tác dụng phụ ít hơn đáng kể so với atropine nồng độ cao hơn. Tuy nhiên, một số trẻ không có đáp ứng tốt với thuốc nhỏ atropine.

Theo một nghiên cứu được trình bày năm 2017 tại cuộc họp của Viện hàn lâm Quang học Hoa Kỳ, một chiếc kính áp tròng dùng một lần lấy nét kép hàng ngày đã làm giảm tốc độ tiến triển của cận thị ở trẻ em từ 8 đến 12 tuổi.

Tròng kính đa tiêu được thiết kế chuyên biệt giúp giảm tiến triển cận thị tới 59% sau một năm, 54% sau hai năm và 52 sau ba năm, so với mức tiến triển cận thị của trẻ em đeo kính áp tròng thông thường.

Paul Chamberlain, người đã trình bày nghiên cứu và là giám đốc cao cấp của nghiên cứu lâm sàng tại CooperVision cho biết: “Có mối tương quan tốt giữa thay đổi về tật khúc xạ và thay đổi tăng trưởng nhãn cầu”

Cận Thị Thoái Hóa

Đa số trường hợp thì cận thị chỉ đơn giản là chút bất tiện và ít hoặc thậm chí không gây nguy hiểm đến sức khoẻ của mắt. Nhưng đôi khi bệnh có thể tiến triển và trầm trọng hơn, được xem như dấu hiệu thoái hóa.

Cận thị thoái hóa (còn được gọi là cận thị ác tính hoặc cận thị bệnh lý) là một tình trạng tương đối hiếm được cho là di truyền và thường bắt đầu từ khi còn thơ ấu. Khoảng hai phần trăm người Mỹ bị ảnh hưởng và cận thị thoái hóa là nguyên nhân hàng đầu gây mù pháp lý. (Tình trạng mất khả năng nhìn khi không mang kính gọng hoặc áp tròng)

Trong cận thị ác tính, sự tăng chiều dài của nhãn cầu có thể xảy ra nhanh chóng, dẫn đến sự tiến triển nhanh và nghiêm trọng của cận thị và dẫn đến mất thị lực. Những người mắc bệnh này có nguy cơ bong võng mạc và các bệnh lý khác như xuất huyết mắt do sự phát triển bất thường của các mạch máu tân sinh.

Cận thị thoái hóa cũng có thể làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.
Khám mắt khi: gặp khó khăn khi nhìn thấy các vật thể gần hoặc phải cầm sách, điện thoại ở xa hơn để đọc tốt hơn. Cận thị có thể được điều trị và trong một số trường hợp có thể diễn tiến chậm lại ở trẻ em.

Bs. Trần Quang Minh – Tổng hợp
Những Điều Cần Biết Về Gọng Kính >> Xem thêm
Làm Sao Biết Tôi Bị Khô Mắt>> Xem thêm
Trầy Xước Giác Mạc Có Nguy Hiểm Không >> Xem thêm
Kiểm Soát Cận Thị Và Phương Pháp Làm Chậm Tăng Độ >> Xem thêm
Tròng Kính Và Những Điều Cần Biết Về Tròng Kính >> Xem thêm
Điều Chỉnh Tật Khúc Xạ Không Cần Phẫu Thuật – ORTHO K >> Xem thêm
10 Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Có Thể Dùng Hàng Ngày >> Xem thêm
Bệnh Thoái Quá Hoàng Điểm – Thoái Quá Điểm Vàng Mắt Ở Tuổi Già (AMD) >> Xem thêm