Hiểu Thêm Về Bệnh Khô Mắt

Home / Bệnh lý / Hiểu Thêm Về Bệnh Khô Mắt

Hiểu Thêm Về Bệnh Khô Mắt

Trước tiên bạn cần biết, có một lớp màng mỏng gọi là phim nước mắt luôn luôn phủ trên bề mặt mắt. Phim nước mắt giúp cho mắt bạn luôn cảm thấy thoải mái, khoẻ mạnh và nhìn được rõ ràng. Nhiệm vụ của nó là giữ ẩm và rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn gây hại cho giác mạc dẫn đến viêm nhiễm.

Một lớp phim nước mắt bình thường bao gồm 3 thành phần sau:

  1. Lớp dầu
  2. Lớp nước
  3. Lớp nhầy

Mỗi lớp của phim nước mắt đều có vai trò quan trọng. Lớp dàu giữ cho phim nước mắt không bị bốc hơi quá nhanh và tăng sự bôi trơn. Lớp nước giúp làm ẩm. Lớp nhầy giúp phim nước mắt bám được lên bề mặt mắt và giúp dàn trải đều phim nước mắt.

Các lớp được tạo ra từ các tuyến khác nhau:

  • Lớp dầu được tạo ra bởi tuyến meibomian trong mi mắt.
  • Lớp nước được tạo ra bởi tuyến lệ.
  • Lớp nhầy được tạo ra từ các tế bào goblet trong kết mạc.

Bất kì vấn đề nào xảy ra với các lớp này của phim nước mắt đều có thể dẫn tới khô mắt.

Phân Loại Khô Mắt Thế Nào?

Khô mắt được phân loại dựa theo lớp nào của phim nước mắt bị ảnh hưởng. Ví dụ, khi tuyến Meibomian không sản xuất hoặc tiết đủ dầu, phim nước mắt có thể sẽ bốc hơi quá nhanh – được gọi là khô mắt do tăng bốc hơi.

Tình trạng trên được gọi là suy giảm chức năng tuyến meibomian, một trong những yếu tố đặc trưng dẫn đến khô mắt. Một trường hợp khác có thể là do chức năng của tuyến lệ suy giảm dẫn tới không sản xuất đủ nước – được gọi là khô mắt do giảm tiết nước mắt.

Mỗi loại khô mắt sẽ có các điều trị khác nhau.

Lời khuyên cho bạn: Nếu thấy những biểu hiện bất thường nào ở mắt, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thâm khám, chuẩn đoán và điều trị thích hợp, tuyệt đối không tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà.

Bs. CKI Nguyễn Thị Phương Hà – Tổng hợp

Những Điều Cần Biết Về Gọng Kính >> Xem thêm
Phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt, điều gì bạn nên biết? >> Xem thêm
Những Điều Cần Biết Về Chứng Sụp Mi >> Xem thêm
Tròng Kính Và Những Điều Cần Biết Về Tròng Kính >> Xem thêm
Vai Trò Của Vitamin E Và Kẽm Trong Dinh Dưỡng Mắt >> Xem thêm
Vitamin A Và Beta Carotene Có Lợi Gì Cho Mắt? >> Xem thêm
10 Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Có Thể Dùng Hàng Ngày >> Xem thêm