Cấu tạo mắt của người ? Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của mắt

Cấu tạo mắt của người ? Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của mắt

Cấu tạo mắt vô cùng phức tạp để đảm bảo chức năng nhìn thấy mọi vật cho con người. Vậy sau nhiều năm nghiên cứu thì các nhà khoa học đã đưa ra cấu tạo mắt người gồm những bộ phận nào? Cơ thế hoạt động của đôi mắt ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay tại bài viết bên dưới. 

Khi nhìn từ bên ngoài thì chúng ta có thể thấy cấu tạo mắt gồm các bộ phận như: 

  • Lông mi: có chức năng ngăn ngừa bụi bẩn bám vào mắt. 
  • Mi mắt: màn bảo vệ đóng mở khi ngủ và thức. 
  • Tròng mắt gồm tròng trắng và đen.
  • Lông mày và các bộ phận khác. 
Cấu tạo của mắt gồm rất nhiều bộ phận khác nhau 
Cấu tạo của mắt gồm rất nhiều bộ phận khác nhau
  • Cấu tạo bên trong của mắt

Cấu tạo mắt vô cùng phức tạp với các bộ phần kết nối với nhau hết sức tinh vi để đảm bảo chức năng nhìn thấy. Chúng ta sẽ chia thành 2 phần trước và sau để phân tích rõ hơn về cấu tạo của mắt. 

Bán phần trước

Giác mạc hay còn được gọi là lòng đen với cấu tạo là một lớp màng trong suốt, dai, không có mạch máu. Giác mạc có hình chỏm cầu có đường kính 11mm, bán kính cong 7,7 mm chiếm ⅕ phía trước mắt. Chiều dày tăng dần từ trung tâm ra ngoài rìa mắt.  

Chính bán kính cong của giác mạc tạo thành một lực hội tụ 48,8D chiếm ⅔ công suất khúc xạ. Giác mạc có cấu tạo 5 lớp như biểu mô, màng Bowmans, nhu mô, màng Descemet, nội mô.

Mống mắt là vòng sắc tố bao quanh đồng tử bên trong quyết định màu sắc đen, nâu, xanh,…. cho đôi mắt. Đồng tử chính là vòng tròn nhỏ nằm ở  tâm của mống mắt. Sự co lại và giãn ra của đồng tử sẽ điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt. 

Thủy tinh thể là phần nằm sau mống mắt. Với cấu tạo trong suốt nên bộ phận này làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua và vào đúng võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ nét.

Bán phần sau

Ở bán phần sau thì cấu tạo mắt như sau: 

  • Dịch kính là chất có dạng gel trong suốt lấp đầy 2/3 buồng nhãn cầu sau thủy tinh thể. Đây cũng được xem là nơi cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi thủy tinh thể và võng mạc, duy trì áp lực phù hợp để võng mạc không bị khô, bong tróc. 
  • Dây thần kinh mắt có chức năng dẫn truyền tín hiệu nhận được võng mạc để giúp chúng ta phân biệt ánh sáng, hình ảnh,…. 
  • Mạch máu võng mạc gồm có động mạch và tĩnh mạch với chức năng chính là cung cấp dinh dưỡng cho mắt. 
  • Võng mạc chính là màng bên trong đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể. Nhiệm vụ chính của chúng là cung cấp thông tin cho bộ não để chúng ta nhận biết hình ảnh mình đang nhìn thấy. 
  • Hoành điểm được biết đến là trung tâm võng mạc, có hình bầu dục, rộng khoảng 3mm. Nơi đây tập trung rất nhiều tế bào thị giác nên rất nhạy cảm nhằm để phân biệt hình ảnh. 
Cấu tạo bán phần sau của mắt cũng vô cùng phức tạp
Cấu tạo bán phần sau của mắt cũng vô cùng phức tạp
  • Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của mắt

Sau khi tìm hiểu về cấu tạo mắt thì chúng ta sẽ đến với cơ chế hoạt động của nó. Nói một cách đơn giản thì cách mắt hoạt động tương tự như máy ảnh. Ánh sáng từ vật sẽ khúc xạ qua hệ thống thấu kính và hội tụ lại thành phim, qua quá trình rửa sẽ cho ra hình ảnh. 

Thấu kính của mắt sẽ nằm ở bán phần trước nhãn cầu gồm các bộ phận như  giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể. Ánh sáng vào mắt sẽ trải qua quá trình khúc xạ qua giác mạc, thủy tinh thể và hội tụ ở võng mạc. 

Các tế bào tín hiệu sẽ cảm thụ ánh sáng trên võng mạc và chuyển thành tín hiệu thần kinh. Thông qua hệ thần kinh thị giác và xác định thành hình ảnh ở não bộ. Như vậy bạn đã nhìn thấy được hình ảnh. 

Cấu tạo mắt vô cùng “vi diệu” khi có thể điều chỉnh tiêu cự thông qua sự thay đổi độ cong của thủy tinh thể dưới sự điều khiển của cơ mí trong mắt. Thay đổi kích thước nhr cần dựa vào mống mắt để điều chỉnh cường độ chùm sáng đi vào. 

Để bôi trơn cho giác mặt giúp hoạt động của mắt tốt hơn thì sẽ dựa vào các tuyến lệ chính và phụ. Đây cũng được xem là cơ chế bảo vệ đôi mắt và giúp vệ sinh chúng. Tất cả các hoạt động này đều được điều khiển bởi các cơ chế thần kinh. 

Thông tin về cơ chế hoạt động của mắt
Thông tin về cơ chế hoạt động của mắt
  • Lời kết 

Sau khi tìm hiểu chi tiết về cấu tạo mắt và cơ chế hoạt động của nó thì bạn cũng biết rằng đây là một hệ thống hoạt động rất tinh vi và mỗi người chỉ có một. Hãy luôn bảo vệ đôi mắt của mình để nhìn được nhiều cảnh quan đẹp đẽ xung quanh chúng ta. Hãy luôn thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng mắt khoa học đừng làm mờ đi “chiếc máy ảnh di động” này nhé.