Làm Sao Biết Tôi Bị Khô Mắt?

Home / Bệnh lý / Làm Sao Biết Tôi Bị Khô Mắt?

Làm Sao Biết Tôi Bị Khô Mắt?

Khô mắt là một trong những vấn đề khiến bệnh nhân đến khám mắt nhiều nhất trên thế giới. Nguy cơ gây khô mắt bao gồm độ tuổi lớn, giới tính nữ và việc sử dụng máy tính.

Khô mắt là gì?

Hội chứng khô mắt (gọi ngắn gọn là khô mắt) gây ra bởi sự thiếu hụt mạn tính của việc bôi trơn và làm ẩm bề mặt nhãn cầu.

Khô mắt dẫn tới những hậu quả từ nhẹ như cảm giác khó chịu mắt đến nặng như viêm nhiễm, thậm chí để lại sẹo trên bề mặt mắt.

biểu hiện khô mắt

Triệu chứng khô mắt bạn nên biết?

Một số triệu chứng khô mắt khá phổ biến có thể biển hiện rõ, người bệnh có thể cảm nhận được. Nhưng cũng có một số người bệnh triệu chứng lại không rõ ràng dể nhầm lẫn với một số bệnh nguy hiểm khác. Đa phần sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Cảm giác nóng rát
  • Ngứa mắt
  • Cảm giác cộm như có bụi
  • Nặng mắt
  • Mỏi mắt
  • Đau mắt
  • Cảm giác khô
  • Đỏ mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Mờ mắt

Chảy nước mắt nghe có vẻ ngược lại với khô mắt, nhưng đó cũng là một triệu chứng khô mắt. Hiện tượng này xảy ra do khô mắt khiến mắt bị kích thích tiết ra nhiều nước mắt hơn như một cơ chế bảo vệ. Nhưng hiện tượng “chảy nước mắt” này không kéo dài đủ để làm giảm tình trạng khô mắt.

Bệnh khô mắt có nguy hiểm hay không?

Triệu chứng khô mắt có thể khác nhau ở mỗi người, do đó để xác định chính xác bạn có bị khô mắt hay không, bác sĩ sẽ làm một số kiểm tra. Từ đó bác sĩ mắt sẽ biết bạn đang bị khô mắt loại nào và sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh Khô Mắt cần điều trị như thế nào?

Trong nhiều trường hợp, sử dụng nước mắt nhân tạo hàng ngày và điều chỉnh sinh hoạt có thể cải thiện đáng kể khô mắt.

Một số trường hợp bác sĩ có thể sẽ cho thêm một số thuốc và làm một số thủ thuật để giúp cơ thể tiết đủ nước mắt và giảm khó chịu cho mắt.

KHUYẾN CÁO:  Bệnh nhân không nên tự ý mua nước mắt nhân tạo để dùng hằng ngày mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi có bất kì biểu hiện nào của bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được chuẩn đoán điều trị liệu trình liệu trình phù hợp với tình trạng của mình.

Ths. Bs. Nguyễn Thị Thu Hương- Tổng hợp

Những Điều Cần Biết Về Gọng Kính >> Xem thêm
Tật Khúc Xạ Và Những Điều Cần Biết Về Tật Khúc Xạ >> Xem thêm
Trầy Xước Giác Mạc Có Nguy Hiểm Không >> Xem thêm
Những Điều Cần Biết Về Phẫu Thuật Đục Thủy Tinh Thể >> Xem thêm
Tròng Kính Và Những Điều Cần Biết Về Tròng Kính >> Xem thêm
Sự Oxy Hóa, Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Và Bệnh Đục Thủy Tinh Thể >> Xem thêm
10 Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Có Thể Dùng Hàng Ngày >> Xem thêm
Bệnh Thoái Quá Hoàng Điểm – Thoái Quá Điểm Vàng Mắt Ở Tuổi Già (AMD) >> Xem thêm