Lẹo mắt là gì ? Các nguyên nhân và cách phòng ngừa lẹo mắt

Lẹo mắt là gì ? Các nguyên nhân và cách phòng ngừa lẹo mắt

Lẹo mắt vô cùng thường gặp trong đời sống chúng ta. Vậy bạn đã biết đây chính xác là triệu chứng gì chưa? Nguyên nhân lên lẹo mắt là do đâu, cách khắc phục như thế nào? Nếu chưa hãy cùng đến với bài viết bên dưới để cập nhật thông tin bạn nhé. 

Lẹo mắt và chắp là tình trạng bị phù nề, đau nhức ở mí mắt làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu khi nhìn, giảm thị lực. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở bên ngoài hoặc bên trong của mí mắt.

Theo nghiên cứu tình trạng này xảy ra do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng dẫn đến sự sưng đỏ, đau nhức,… ở mí mắt. Triệu chứng này không quá nguy hiểm từ kéo dài từ 1 đến 2 tuần và có thể tự khỏi.  

Thông tin về hiện tượng bị lẹo ở mắt
Thông tin về hiện tượng bị lẹo ở mắt
  • Nguyên nhân xuất hiện

Bệnh trạng này thường xảy ra do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân mi gây nên tình trạng viêm nhiễm cấp tính. Chắp xuất hiện do sự tắc nghẽn ở tuyến nhờn của mi. Rất nhiều trường hợp từ lẹo chuyển thành chắp nếu lẹo không được điều trị khỏi hẳn. 

Tùy vào vị trí xuất hiện của lẹo mắt mà chúng ta xác định nguyên nhân do tuyến nào bị nhiễm khuẩn. Cụ thể: 

2. 1 Nguyên nhân lẹo mắt trong

Như đã đề cập ở trên thì lẹo mắt thường xảy ra vi khuẩn tụ cầu vàng làm cho nam lông mi bị viêm nhiễm. Nếu vị trí bị lẹo nằm ở bên trong thì nguyên nhân chính là do tuyến Meibomian không hoạt động tốt gây nên mụn mủ trên bề mặt. 

2.2 Nguyên nhân lẹo mắt ngoài

Nếu vị trí bị lẹo ở bên ngoài có thể là do tuyến bã nhờn (Zeis) hoặc tuyến mồ hôi (Moll)  hoạt động không tốt, bị tắt nghẽn. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự sưng đỏ, đau nhức ở mắt và biến thành mụn mủ. 

Lẹo ở ngoài mắt có rất nhiều nguyên nhân gây nên
Lẹo ở ngoài mắt có rất nhiều nguyên nhân gây nên

2.3 Nguyên nhân làm cho tình trạng lẹo mi nặng hơn

Sau khi đã tìm hiểu về nguyên nhân chính gây lên bệnh lẹo ở mắt thì chắc hẳn bạn rất mong muốn biết nguyên do làm bệnh trạng nặng hơn. Như đã đề cập từ đầu thì tình trạng này có thể tự hết sau một thời gian nhưng nếu bị tác động làm bệnh nặng thêm thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn. Sau đây là một số điều bệnh nhân nên tránh làm khi điều trị lẹo mắt:

  • Không vệ sinh cẩn thận tay khi tháo và đeo kính tạo điều cho vi khuẩn bám vào mí mắt.
  • Thói quen dụi mắt tăng cơ hội để vi khuẩn tiếp xúc với mắt, ít rửa nặng hay không giữ vệ sinh tốt cũng làm tăng khả năng nổi mụt lẹo. 
  • Trang điểm mắt đậm, tẩy trang không kỹ, dùng dụng cụ bẩn lâu ngày không vệ sinh.
  • Cộng hưởng với các bệnh về da như hồng ban, viêm da tiết bã,… có thể làm cho mụt lẹo nổi lên. 
  • Các loại lẹo mắt thường gặp

Được phân chia thành 3 loại dựa vào vị trí mọc lẹo và nguyên nhân gây ra:

  • Đa lẹo: Đây là hiện tượng nhiều lẹo ở cùng một mí cũng có thể ở cả hai mí. 
  • Lẹo trong mí mắt: Đây là hiện tượng lẹo xuất hiện ở bên trong mí mắt do bị nhiễm trùng tuyến meibomian. Nhiệm vụ chính của tuyến này là tiết ra lớp mỡ để làm ẩm, trơn bề mặt của mắt. Khi lật ra thì bác sĩ có thể thấy ngay được mụt lẹo, nếu nặng có thể cả đầu mủ màu trắng. 
  • Lẹo ở ngoài mí mắt: Loại này xảy ra do nhiễm trùng tuyến Zeis.
  • Phòng ngừa lẹo mắt xảy ra

Mặc dù cách chữa lẹo mắt khá đơn giản thậm chí là tự hết nhưng phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh phải không nào. Từ nguyên nhân bị mắc phải bệnh trạng thì chúng ta rút ra được một số biện pháp phòng ngừa. Ngăn ngừa vi khuẩn tiếp xúc với mắt làm giảm đến 80% nguy cơ mắc bệnh trạng này.

  • Hãy rửa tay thường xuyên, sạch sẽ với xà phòng hoặc các chất khử trùng. Vệ sinh tay thật sạch sẽ trước và sau khi đeo kính áp tròng. 
  • Bỏ thói quen dụi mắt. 
  • Đừng nên dùng chung khăn, chậu rửa mặt của người bị nhiễm bệnh trạng. 
  • Đeo kính khi đến môi trường có nhiều khói bụi, ô nhiễm. 
  • Tẩy trang thật kỹ, đặc biệt là vùng mắt. Hãy dùng đồ trang điểm riêng, không sử dụng mỹ phẩm hết hạn. 
  • Vệ sinh kính áp tròng cẩn thận bằng dung dịch chuyên dụng.
  • Điều trị triệt để các bệnh về da, mi để không gây nên hiện tượng bị tắc các tuyến ở mắt. 
  • Đừng nên để mắt khô, hãy dùng nước mắt nhân tạo để loại bỏ bụi bẩn, điều tiết mắt dễ dàng hơn. 
Bỏ thói quen dụi mắt để giảm thiểu các bệnh về mắt
Bỏ thói quen dụi mắt để giảm thiểu các bệnh về mắt

Lẹo mắt không phải là một trạng quá nặng và có thể tự khỏi sau một thời gian chăm chỉ điều trị. Mọi người nên thực hiện các cách phòng bệnh trên vì phòng bao giờ cũng tốt hơn trị. Hikari Eyecare mong rằng những thông tin này hữu ích cho bạn đọc.