Những Điều Cần Biết Về Tắc Tĩnh Mạch Võng Mạc Ở Mắt

Home / Bệnh lý / Những Điều Cần Biết Về Tắc Tĩnh Mạch Võng Mạc Ở Mắt

Những Điều Cần Biết Về Tắc Tĩnh Mạch Võng Mạc Ở Mắt

Tĩnh mạch võng mạc bị tắc khi một trong các tĩnh mạch của võng mạc bị cản trở khiến máu không thể thoát khỏi võng mạc qua tĩnh mạch như bình thường. Sự tắc nghẽn này dẫn đến ứ đọng máu và dịch vào trong võng mạc và có thể gây phù hoặc xuất huyết võng mạc. Mức độ phù võng mạc khác nhau tuỳ theo mức độ tắc nghẽn tĩnh mạch.

Có hai loại tắc tĩnh mạch võng mạc

1. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (CRVO)

Nếu sự tắc nghẽn bao gồm tĩnh mạch trung tâm võng mạc, vị trí ở gai thị, được gọi là tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc. Trong trường hợp này, sự xuất huyết có thể lan vào võng mạc và thường là khu vực trung tâm của võng mạc, vùng hoàng điểm có thể bị phù.

2. Tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc (BRVO)

Nếu sự tắc nghẽn chỉ ở những nhánh nhỏ của tĩnh mạch võng mạc được gọi là tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc. Tình trạng này khiến xuất huyết và phù được khu trú ở một vùng của võng mạc tại nơi có tĩnh mạch đó đi qua.

tắc-tỉnh-mạch-võng mạc-trung-tam-mắt-hikari

Triệu chứng của tắc tĩnh mạch võng mạc

Triệu chứng của tắc tĩnh mạch võng mạc có thể khác nhau tuỳ theo mức độ tắc nghẽn và phù võng mạc. Thường bệnh xảy ra ở 1 mắt, những triệu chứng có thể gặp là:

  • Mất thị lực không đau nhức
  • Nhìn mờ
  • Ruồi bay (những đốm đen di chuyển trong tầm nhìn)
  • Ở trường hợp nặng có tăng nhãn áp sẽ gây đau nhức

Yếu tố nguy cơ dẫn đến tắc tĩnh mạch võng mạc

– Tăng huyết áp
– Tiểu đường
– Glaucoma
– Trên 50 tuổi
– Xơ cứng mạch máu
– Bệnh rối loạn đông máu

Để giảm các nguy cơ mắc bệnh, bạn nên:

– Ăn ít chất béo
– Giữ cân nặng phù hợp
– Tập thể dục thường xuyên
– Tránh hút thuốc

Chẩn đoán tắc tĩnh mạch võng mạc

Bác sĩ mắt có thể chẩn đoán tắc tĩnh mạc võng mạc khi khám mắt cho bạn dựa trên sự xuất hiện của xuất huyết và phù võng mạc. Các xét nghiệm khác giúp hỗ trợ chẩn đoán như chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang hoặc chụp OCT có thể được thực hiện để xác định mức độ và vị trí của tắc nghẽn.

Điều trị tắc tĩnh mạch võng mạc thế nào?

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho tắc tĩnh mạch võng mạc. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến thị lực giảm trong tắc tĩnh mạch võng mạc là phù trung tâm võng mạc hay phù hoàng điểm.

Điều trị phù bao gồm:

  • Tiêm Steroid
  • Tiêm các thuốc giúp giảm xuất huyết (avastin, lucentis, eylea)
  • Laser

Đối với tắc tĩnh mạch võng mạc nhẹ, thường không có dấu hiện phù rõ ràng thì chưa cần điều trị. Trong những trường hợp nặng, các mạch máu bất thường có thể phát triển dẫn đến bệnh glaucoma. Những trường hợp này cần được điều trị bằng laser và tiêm thuốc. Vài bệnh nhân không cần phẫu thuật để điều trị tăng nhãn áp sau khi laser hoặc tiêm thuốc.

Mô phỏng phương pháp tiêm nội nhãn >> Tại đây

Mô phỏng phương pháp điều trị bằng laser >> Tại đây

Bs.CKI Nguyễn Thị Phương Hà – Tổng hợp
Những Điều Cần Biết Về Gọng Kính >> Xem thêm
Tật Khúc Xạ Và Những Điều Cần Biết Về Tật Khúc Xạ >> Xem thêm
Trầy Xước Giác Mạc Có Nguy Hiểm Không >> Xem thêm
Những Điều Cần Biết Về Phẫu Thuật Đục Thủy Tinh Thể >> Xem thêm
Tròng Kính Và Những Điều Cần Biết Về Tròng Kính >> Xem thêm
Sự Oxy Hóa, Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Và Bệnh Đục Thủy Tinh Thể >> Xem thêm
10 Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Có Thể Dùng Hàng Ngày >> Xem thêm
Bệnh Thoái Quá Hoàng Điểm – Thoái Quá Điểm Vàng Mắt Ở Tuổi Già (AMD) >> Xem thêm