Viễn Thị – Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Tật Viễn Thị

Home / Bệnh lý / Viễn Thị – Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Tật Viễn Thị

Viễn Thị – Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Tật Viễn Thị

Viễn thị hay tật viễn thị là một vấn đề thị lực phổ biến xảy ra ở khoảng một phần tư dân số. Người bị viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở xa nhưng gặp khó khăn trong việc nhìn gần.

Triệu Chứng Của Bệnh Viễn Thị

Người bị viễn thị thỉnh thoảng sẽ thấy đau đầu hoặc mỏi mắt, hay nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm các công việc ở cự ly gần. Nếu những triệu chứng này xuất hiện trong khi đeo kính mắt hoặc kính áp tròng, thì có thể cần phải đi khám lại và có toa kính thuốc mới.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Tật Viễn Thị

Viễn thị xảy ra khi các tia sáng đi vào mắt tập trung phía sau võng mạc mà  không tập trung ngay tại võng mạc như bình thường. Nhãn cầu của người viễn thị ngắn hơn mắt bình thường

Nhiều trẻ sinh ra bị tật viễn thị nhưng trong quá trình lớn lên, một số trẻ có nhãn cầu phát triển theo nên tật viễn thị có thể biến mất. Đôi khi mọi người nhầm lẫn viễn thị với lão thị. Cả hai đều gây khó khăn khi nhìn gần nhưng do những nguyên nhân khác nhau.

Điều Trị Viễn Thị Thế Nào?

Viễn thị có thể được điều chỉnh bằng kính có gọng hoặc kính áp tròng, chúng làm thay đổi đường đi của ánh sáng khi vào trong mắt.

Nếu kính hoặc kính áp tròng theo toa của bạn bắt đầu bằng dấu cộng như +2,50, thì bạn đã bị viễn thị. Có thể đeo kính gọng hoặc kính áp tròng cả ngày hoặc chỉ những khi đọc, làm việc trên máy tính hoặc làm việc ở khoảng cách gần.

Nên chọn tròng kính phi cầu có độ chiết suất cao cho mắt viễn thị nhất là khi bị viễn thị nặng. Tròng kính phi cầu mỏng hơn, nhẹ hơn và có kiểu dáng thanh mảnh, bắt mắt hơn. Loại tròng kính này cũng giúp giảm đi hình ảnh mắt lồi khi mang kính viễn thị. Tuy nhiên, tròng kính phi cầu có độ chiết xuất cao phản quang nhiều hơn tròng kính tiêu chuẩn nên để tăng tính thẩm mỹ và sự thoải mái thì bạn nên chọn loại tròng kính có thêm lớp chống lóa.

Các tròng kính phi cầu cho trẻ em nên được làm bằng vật liệu polycarbonate vì vừa nhẹ, vừa chống va đập tốt. Ngoài ra, tròng kính quang học có khả năng chuyển màu sẫm hơn khi ra nắng rất được khuyên dùng cho trẻ em hoặc những ai hoạt động ngoài trời nhiều.

Phẫu Thuật Khúc Xạ

Các phẫu thuật khúc xạ như LASIK hoặc CK cũng là một lựa chọn khác cho những bệnh nhân viễn thị không muốn lệ thuộc kính gọng hay kính áp tròng. Các phương pháp cấy ghép trong giác mạc đang được nghiên cứu có thể sẽ là lựa chọn điều chỉnh tật viễn thị trong tương lai.

Bs. CKI Nguyễn Thị Phương Hà – Tổng hợp
Những Điều Cần Biết Về Gọng Kính >> Xem thêm
Làm Sao Biết Tôi Bị Khô Mắt>> Xem thêm
Trầy Xước Giác Mạc Có Nguy Hiểm Không >> Xem thêm
Kiểm Soát Cận Thị Và Phương Pháp Làm Chậm Tăng Độ >> Xem thêm
Tròng Kính Và Những Điều Cần Biết Về Tròng Kính >> Xem thêm
Điều Chỉnh Tật Khúc Xạ Không Cần Phẫu Thuật – ORTHO K >> Xem thêm
10 Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Có Thể Dùng Hàng Ngày >> Xem thêm
Bệnh Thoái Quá Hoàng Điểm – Thoái Quá Điểm Vàng Mắt Ở Tuổi Già (AMD) >> Xem thêm